9 thg 12, 2015

Các tổ chức xã hội dân sự kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền

Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, đại diện hội Cựu Tù nhân lương tâm đã có bài phát biểu tâm huyết tại buổi gặp mặt.
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, đại diện hội Cựu Tù nhân lương tâm đã có bài phát biểu tâm huyết tại buổi gặp mặt.
IJAVN | 07-12-2015
Sáng ngày 06/12/2015, tại chùa Liên Trì, Sài Gòn, các tổ chức xã hội dân sự tại miền Nam Việt Nam đã mừng ngày quốc tế nhân quyền năm 2015.
Buổi mừng ngày quốc tế nhân quyền năm nay được tổ chức bởi Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam. Rất nhiều đại diện của các tổ chức xã hội dân sự khác đến tham dự: Hội đồng Liên Tôn Việt Nam , Hội nhà báo độc lập Việt Nam, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, hội Dân oan ba miền, Hội anh em dân chủ, Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, các hội thánh Tin Lành.
Phát biểu đầu tiên tại buổi giao lưu, Hòa thượng Thích Không Tánh gửi lời chào mừng ngày quốc tế nhân quyền, sau đó là ba phút mặc niệm những bậc tiền nhân đã hi sinh cho đất nước, cầu nguyện cho các anh chị em dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền, nhất là những tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị.
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, đại diện hội Cựu Tù nhân lương tâm đã có bài phát biểu tâm huyết tại buổi gặp mặt. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ra đời ngày 10/12/1048, vì do những điều kiện nên phải tổ chức sớm. Bác sỹ Nguyễn Đan Quế đánh giá rằng Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền có những giá trị tồn tại đến hôm nay và nhiều thế kỷ nữa. 30 điều trong tuyên ngôn đó mang giá trị phổ quát, không ai có quyền xâm phạm các điều đó cho dù nhân danh thế lực chính trị nào. Trên cơ sở Tuyên ngôn Nhân quyền, hai bản công ước quốc tế khác đã ra đời: Công ước quốc tế về quyền kinh tế- xã hội-văn hóa và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Ba văn bản nói trên trở thành bộ luật nhân quyền quốc tế, là hiến pháp cho tất cả các nước tham gia. Bác sỹ Nguyễn Đan Quế mạnh mẽ chỉ trích rằng chính phủ Hà Nội không có các thay đổi cơ bản để điều hành đất nước với sự tôn trọng dân quyền và dân chủ.
Ông quả quyết rằng nhà cầm quyền dù muốn hay không thì đang đi vào kỷ nguyên của nhân loại, do đó tự do và nhân quyền phải được tôn trọng. Người chủ trì ngày kỷ niệm kêu gọi toàn xã hội mạnh dạn đứng lên vì sức mạnh quần chúng ngày càng tăng lên, thế toàn trị đang suy giảm.. Ông cũng khen ngợi sự phong phú của các tổ chức xã hội dân sự, cùng với việc làm cho nguyện vọng của dân tộc đang lên cao trào. Theo bác sỹ Nguyễn Đan Quế, các hội đoàn sẽ lên tiếng yêu cầu chính phủ Hà Nội tôn trọng Tuyên ngôn Nhân quyền trong tư cách một nước hội viên Liên Hiệp Quốc. Cuối năm nay, Hà Nội sẽ hội nhập Hội đồng kinh tế ASEAN, sau đó sẽ là Hiệp ước kinh tế xuyên Thái Bình Dương, những điều này bắt buộc chính phủ phải sửa đổi hiến pháp và sửa luật, nhất là các luật về hình sự, báo chí, tự do đi lại cho phù hợp với luật quốc tế. Ông kêu gọi các tổ chức hết sức vận động để áp lực khiến nhà cầm quyền trả tự do vô điều kiện và ngay tức khắc cho các tù nhân lương tâm, những người đã hành động đúng nhưng bị bắt vô lí.
Điều phối viên của cuộc gặp, thạc sỹ Phạm Bá Hải thông tin cho giới đấu tranh về hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm.
Điều phối viên của cuộc gặp, thạc sỹ Phạm Bá Hải thông tin cho giới đấu tranh về hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm.
Hòa thượng Thích Không Tánh, người được giải thưởng của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam là một nhà sư cổ vũ cho tự do, dân chủ rất mạnh mẽ. Nhà sư Thích Không Tánh đã chuyển hoàn toàn số tiền thưởng để ủng hộ ba hội đoàn, đó là Hội Cựu Tù nhân lương tâm, Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, Hội Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Phát biểu tại ngày mừng Tuyên ngôn nhân quyền, nhà sư đã nêu quan điểm của tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không tham gia chính trị với tư cách là các đảng phái để tranh giành quyền bính, nhưng Giáo Hội không làm ngơ với vận mệnh dân tộc. Hòa thượng Thích Không Tánh cùng tăng đoàn luôn sẵn lòng cổ vũ và ủng hộ các nhà hoạt động cho lý tưởng đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh độc tài, chấn hưng đất nước. Ông tỏ rõ sự xúc động trước những người con vì tương lai đất nước mà bị chế độ công an trị đàn áp và cô lập nặng nề. Trong thời gian tới, một tuyên bố chung về tình hình Hà Nội áp bức nhân quyền sẽ được gửi đến các chính phủ tiến bộ.
Điều phối viên của cuộc gặp, thạc sỹ Phạm Bá Hải thông tin cho giới đấu tranh về hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm. Hiện nay, hội Cựu Tù nhân lương tâm có 130 hội viên được kết nạp theo tiêu chí rằng hoàn toàn vô tội và đấu tranh cho quyền con người bằng phương pháp bất bạo động. Không dừng lại ở đó, Hội cựu tù nhân lương tâm đang xúc tiến thành lập tỉnh hội ở các tỉnh, tiến tới thành lập Uỷ ban giám sát nhân quyền ở cảng tỉnh, hay mạng lưới giám sát nhân quyền Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đặt một câu hỏi mở cho cử tọa, đó là năm 2016, giới đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam sẽ làm gì.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đặt một câu hỏi mở cho cử tọa, đó là năm 2016, giới đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam sẽ làm gì.
Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm đã chủ trương cổ súy cho các tổ chức xã hội dân sự để ra đời, tồn tại và phát triển. Trong đó, đáng kể nhất phải nói đến hội Dân oan ba miền, hội Cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, hội Cựu chiến binh miền Bắc. Hòa giải dân tộc trong xung đột Nam Bắc là nguyện vọng tha thiết của hội Cựu tù nhân lương tâm. Đặc biệt, hội Giáo chức Chu Văn An đã ra đời vừa rồi là một minh chứng rõ ràng nhất, rằng những người dân bị hại có quyền mưu cầu hạnh phúc và họ sẽ liên kết lại với nhau để thực thi những quyền đó. Thạc sỹ Phạm Bá Hải phân tích rằng các tổ chức xã hội dân sự và các đảng phái chính trị rất khác nhau. Các đảng phái có mục tiêu chính trị, đó là chiếm lĩnh nhiều ghế trong quốc hội và ra chính sách công, phục vụ người dân. Các tổ chức xã hội dân sự không chiếm ghế quốc hội, nhưng vì cổ vũ cho trong sạch hóa nền chính trị nên phải gọi là các tổ chức xã hội- chính trị.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng lý giải việc tại sao một thể chế vi phạm nhân quyền nặng nề như cộng sản Hà Nội lại được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc với số phiếu đáng kinh ngạc.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng lý giải việc tại sao một thể chế vi phạm nhân quyền nặng nề như cộng sản Hà Nội lại được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc với số phiếu đáng kinh ngạc.
Đại diện của hội Giáo chức Chu Văn An, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã có những phân tích rất chặt chẽ. Ông lý giải việc tại sao một thể chế vi phạm nhân quyền nặng nề như cộng sản Hà Nội lại được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc với số phiếu đáng kinh ngạc. Đó là vì tiền thân của Hội đồng Nhân quyền, Ủy ban Nhân quyền đã bị Trung Quốc thao túng khi cố gắng vạch trần tội ác của Bắc Kinh đối với Tây Tạng và Pháp Luân Công. Trung Quốc mua chuộc các thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền, khiến cho chương trình mang tới nhân quyền cho người dân Trung Quốc bị thất bại thảm hại, Ủy Ban cũng đã phải giải tán. Sau đó, Hội đồng nhân quyền ra đời. Để xoa dịu lòng tự ái của chính thể Hà Nội, Hội Đồng Nhân quyền đã vận động để Hà Nội có chân trong đó với 96% số phiếu. Hội đồng Nhân quyền theo cách hiểu đó không phải là trường đại học nơi tuyển sinh đầu vào là những thí sinh giỏi, mà là nơi quy nạp rồi cải tạo con người. Hiện nay, các giáo sư nổi tiếng như Hoàng Tụy cũng đã chỉ trích chế độ yếu kém, tiêu biểu như giáo sư Hoàng Tụy. Các giáo sư khẳng định rằng Việt Nam tụt hậu đến những một thế kỷ, hai thế kỷ so với thế giới tiến bộ. Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhận định rằng bắt buộc phải cải cách giáo dục thì mới phát triển được đất nước.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã có bài phát biểu ngắn. Ông cho biết rằng cuối năm nay 2015, Ngân hàng Thế giới sẽ dừng tất cả các khoản cho vay ưu đãi đối với Việt Nam. Chính phủ Hà Nội không được quyền vay tiền nữa, đã đến lúc Việt Nam phải trả tiền nợ. Khoản nợ lên đến 16 tỉ đô-la, tức là khoảng 330 000 tỉ VNĐ, trong khi tiền ngân sách đã trống không. Tiến sĩ Dũng chú trọng về công đoàn độc lập. Điều kiện về công đoàn độc lập giống như một gáo nước lạnh vào não trạng của quan chức chính phủ độc tài, với bài học từ Công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan. Cùng với sự kiện Cuba năm 2014, Myanmar 2015, điều tương tự sẽ xảy ra với Việt Nam. Tiến sĩ Dũng đặt một câu hỏi mở cho cử tọa, đó là năm 2016, giới đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam sẽ làm gì.
Nhiều đại diện của các hội đoàn cũng đã đóng góp tiếng nói trong ngày mừng Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Các hội thánh Tin Lành, bà con dân oan, giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy đã kể về thực trạng bị nhà cầm quyền đàn áp, nhưng họ sẽ không bao giờ từ bỏ đấu tranh để đòi các quyền chính đáng của mình.
Tổng kết ngày Nhân quyền năm nay, bác sỹ Nguyễn Đan Quế bày tỏ niềm vui về sức mạnh của các hội đoàn xã hội dân sự, niềm lạc quan về tương lai đất nước Việt Nam.
ngày-nhân-quyền-sài-gòn2
ngày-nhân-quyền-sài-gòn1 (1)
ngày-nhân-quyền-sài-gòn
Kiều Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét