Nhà báo, nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín
qua đời ở tuổi 91
Ông Bùi Tín, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, cựu phó tổng biên tập
báo Nhân Dân, chứng nhân của thời khắc lịch sử 30 tháng Tư, 1975 tại
Dinh Độc Lập trong tư cách phóng viên chiến trường, vừa qua đời lúc 1
giờ 25 phút sáng ngày 11 tháng Tám, tại bệnh viện André Grégoire,
Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp. Ông thọ 91 tuổi.
Theo ghi nhận trên Facebook của nhà báo Tường An, một người bạn thân thiết của ông Bùi Tín, ông bệnh nặng, nhập viện từ ngày 13/7. Lúc ấy, bác sĩ nói với bà rằng tình trạng sức khỏe của ông Bùi Tín đã xấu đi rất nhiều. Ông gần như hôn mê. Gọi mãi ông mới nhấp nháy mắt rồi lại rơi vào cơn mê sảng. Nhiệt độ trong người xuống rất thấp.
Vẫn theo ghi nhận của bà Tường An, ông Bùi Tín đã chuẩn bị chu tất tinh thần của mình trong những ngày cuối đời. “Bác đã chuẩn bị tất cả, di chúc, tâm thư.... Ai lo chuyện gì.... Mấy tuần trước, bác còn nằm trên giường bệnh viết bài bằng tay rồi kêu người đánh máy lại.”
Một người bạn của ông Bùi Tín, trong email gửi ra cho bạn hữu cách đây vài hôm, kể lại lúc vào thăm ông tại bệnh viện: “Đang ngủ, rồi bác giật mình quay sang như vẫn đang nói chuyện: Tình hình có gì không?”
Nhà báo Ca Dao, tức Tường An, kể, “Vào thăm bác, câu đầu tiên Bác hỏi là: Cô Ca Dao đã đăng bài của tôi chưa?”
Nhà văn, nhà báo, giáo sư Thomas Bass, trong email gửi VOA, viết rằng “Người bạn của chúng ta đã sống một cuộc đời viên mãn, nhưng chắc chắn chúng ta rồi sẽ nhớ ông một khi không còn được nghe tiếng nói của ông nữa.”
Bùi Tín sinh năm 1927 tại Hà Đông, là con trai cụ Bùi Bằng Đoàn, Thượng Thư triều đình Huế và nguyên Trưởng Ban Thường Trực Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa I, 1946 – 1955.
Ông Bùi Tín nhập ngũ năm 18 tuổi. Trong Cách Mạnh Tháng Tám, ông tham gia hoạt động chính trị trong vai trò nhà báo – bút danh Thành Tín - rồi gia nhập Việt Minh. Ông từng viết cho báo Quân Đội Nhân Dân, rồi từng là phó tổng biên tập báo Nhân Dân. Quân hàm của ông trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là cấp Đại Tá.
Năm 1990, ông sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng Sản Pháp), rồi quyết định xin tỵ nạn.
Từ đó ông viết cho nhiều cơ quan báo chí Việt Ngữ tại hải ngoại, trong đó thường xuyên nhất là cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, VOA. Sách, báo của ông có nội dung về giai đoạn lịch sử mà ông là một chứng nhân, và về hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông cũng là người theo dõi sát sao các diễn biến chính trị, xã hội bên trong Việt Nam, và có những bình luận kịp thời, sắc bén.
Trong bài viết đăng ngày 13 tháng Sáu, tựa đề "Họ Dám Tấn Công Vào 'Túi Khôn' của Nhân Loại Văn Minh," Bùi Tín phản ứng mạnh mẽ trước tin tức Quốc Hội Việt Nam sẽ tiếp tục bỏ phiếu liên quan đến Dự Luật An Ninh Mạng. Ông viết: "Thật là một sự sai lầm khủng khiếp, một nước cờ ngu xuẩn. Họ vừa mới tỏ ra biết điều đôi chút khi chịu lùi một bước, hoãn việc thông qua dự Luật Đặc khu vào phiên họp quốc hội sau, thì sáng 12/6 họ vẫn giữ nguyên ý định bỏ phiếu về dự Luật an ninh mạng, một đạo luật phản động, phản dân chủ không kém gì dự luật Đặc khu."
Hay trong bài viết tiếp sau đó, cũng là bài viết cuối cùng của tác giả trên VOA, ngày 26 tháng Sáu, Bùi Tín viết rằng "Một lỗ hổng lớn tồn tại từ sau khi công bố bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 là chưa hề có đạo luật nào về Hội họp, Biểu tình cho nên cái quyền hiến định này cứ « lửng lơ con cá vàng », dân cứ việc thực hiện, đảng cứ việc tảng lờ, trên thực tế là ngăn cản, còn đàn áp trừng phạt bằng bạo lực." Và ông gọi đây là "món nợ lưu cữu 72 năm" nhà nước còn nợ nhân dân.
Nội dung tác phẩm của ông phê phán đường lối của ban lãnh đạo đảng CSVN, và phê phán cả chế độ Cộng Sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ thật chất và nhanh chóng ở Việt Nam.
Tác giả Bùi Tín có tấm lòng đặc biệt ưu ái giới tranh đấu và hoạt động dân chủ trong nước. Ông đề cập đến họ, một cách liên tục, trong rất nhiều bài viết của mình. Và dường như ông đặc biệt yêu thích bài thơ "Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh," của cô giáo Trần Thị Lam.
Bạn hữu thân quen của ông có thể đến viếng, chia tay cùng ông tại Centre Hospitalier Intercommunal, André Grégoire, 56 Boulevard de la Boissière, 93100 Montreuil.
Theo ghi nhận trên Facebook của nhà báo Tường An, một người bạn thân thiết của ông Bùi Tín, ông bệnh nặng, nhập viện từ ngày 13/7. Lúc ấy, bác sĩ nói với bà rằng tình trạng sức khỏe của ông Bùi Tín đã xấu đi rất nhiều. Ông gần như hôn mê. Gọi mãi ông mới nhấp nháy mắt rồi lại rơi vào cơn mê sảng. Nhiệt độ trong người xuống rất thấp.
Vẫn theo ghi nhận của bà Tường An, ông Bùi Tín đã chuẩn bị chu tất tinh thần của mình trong những ngày cuối đời. “Bác đã chuẩn bị tất cả, di chúc, tâm thư.... Ai lo chuyện gì.... Mấy tuần trước, bác còn nằm trên giường bệnh viết bài bằng tay rồi kêu người đánh máy lại.”
Một người bạn của ông Bùi Tín, trong email gửi ra cho bạn hữu cách đây vài hôm, kể lại lúc vào thăm ông tại bệnh viện: “Đang ngủ, rồi bác giật mình quay sang như vẫn đang nói chuyện: Tình hình có gì không?”
Nhà báo Ca Dao, tức Tường An, kể, “Vào thăm bác, câu đầu tiên Bác hỏi là: Cô Ca Dao đã đăng bài của tôi chưa?”
Nhà văn, nhà báo, giáo sư Thomas Bass, trong email gửi VOA, viết rằng “Người bạn của chúng ta đã sống một cuộc đời viên mãn, nhưng chắc chắn chúng ta rồi sẽ nhớ ông một khi không còn được nghe tiếng nói của ông nữa.”
Bùi Tín sinh năm 1927 tại Hà Đông, là con trai cụ Bùi Bằng Đoàn, Thượng Thư triều đình Huế và nguyên Trưởng Ban Thường Trực Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa I, 1946 – 1955.
Ông Bùi Tín nhập ngũ năm 18 tuổi. Trong Cách Mạnh Tháng Tám, ông tham gia hoạt động chính trị trong vai trò nhà báo – bút danh Thành Tín - rồi gia nhập Việt Minh. Ông từng viết cho báo Quân Đội Nhân Dân, rồi từng là phó tổng biên tập báo Nhân Dân. Quân hàm của ông trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là cấp Đại Tá.
Năm 1990, ông sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng Sản Pháp), rồi quyết định xin tỵ nạn.
Từ đó ông viết cho nhiều cơ quan báo chí Việt Ngữ tại hải ngoại, trong đó thường xuyên nhất là cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, VOA. Sách, báo của ông có nội dung về giai đoạn lịch sử mà ông là một chứng nhân, và về hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông cũng là người theo dõi sát sao các diễn biến chính trị, xã hội bên trong Việt Nam, và có những bình luận kịp thời, sắc bén.
Trong bài viết đăng ngày 13 tháng Sáu, tựa đề "Họ Dám Tấn Công Vào 'Túi Khôn' của Nhân Loại Văn Minh," Bùi Tín phản ứng mạnh mẽ trước tin tức Quốc Hội Việt Nam sẽ tiếp tục bỏ phiếu liên quan đến Dự Luật An Ninh Mạng. Ông viết: "Thật là một sự sai lầm khủng khiếp, một nước cờ ngu xuẩn. Họ vừa mới tỏ ra biết điều đôi chút khi chịu lùi một bước, hoãn việc thông qua dự Luật Đặc khu vào phiên họp quốc hội sau, thì sáng 12/6 họ vẫn giữ nguyên ý định bỏ phiếu về dự Luật an ninh mạng, một đạo luật phản động, phản dân chủ không kém gì dự luật Đặc khu."
Hay trong bài viết tiếp sau đó, cũng là bài viết cuối cùng của tác giả trên VOA, ngày 26 tháng Sáu, Bùi Tín viết rằng "Một lỗ hổng lớn tồn tại từ sau khi công bố bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 là chưa hề có đạo luật nào về Hội họp, Biểu tình cho nên cái quyền hiến định này cứ « lửng lơ con cá vàng », dân cứ việc thực hiện, đảng cứ việc tảng lờ, trên thực tế là ngăn cản, còn đàn áp trừng phạt bằng bạo lực." Và ông gọi đây là "món nợ lưu cữu 72 năm" nhà nước còn nợ nhân dân.
Nội dung tác phẩm của ông phê phán đường lối của ban lãnh đạo đảng CSVN, và phê phán cả chế độ Cộng Sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ thật chất và nhanh chóng ở Việt Nam.
Tác giả Bùi Tín có tấm lòng đặc biệt ưu ái giới tranh đấu và hoạt động dân chủ trong nước. Ông đề cập đến họ, một cách liên tục, trong rất nhiều bài viết của mình. Và dường như ông đặc biệt yêu thích bài thơ "Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh," của cô giáo Trần Thị Lam.
Bạn hữu thân quen của ông có thể đến viếng, chia tay cùng ông tại Centre Hospitalier Intercommunal, André Grégoire, 56 Boulevard de la Boissière, 93100 Montreuil.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét