Quan trọng không kém, TPP, bao
gồm 12 quốc gia Thái Bình Dương trừ Trung Quốc, sẽ điều chỉnh lại các
mối quan hệ địa chính trị giữa các thành viên trong khu vực và giúp ngăn
chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông – một đóng góp
quan trọng cho chiến lược tái cân bằng của Mỹ đối với Châu Á.
Việt
Nam có 3.500km đường bờ biển đối diện Biển Đông, một vùng biển mang
tính trọng yếu đối với thương mại quốc tế. Gần 1/3 lượng dầu thô trên
thế giới và trên một nửa lượng khí gas đã di chuyển qua đây trong năm
2013. Tuyến đường này cũng là con đường ngắn nhất từ phía tây Thái Bình
Dương đến Ấn Độ Dương, một chặng đường thiết yếu của hải quân nhiều
nước, kể cả Mỹ.
Những điều cần khắc phục
Nhưng
Việt Nam không thể đảm nhiệm vai trò địa chính trị quan trọng của mình
cho tới khi kinh tế phát triển đầy đủ và cải cách chính trị mạnh mẽ hơn.
Và việc đáp ứng các yêu cầu của TPP – công đoàn tự do, giảm vai trò của
nhà nước trong nền kinh tế, tăng cường tính minh bạch – sẽ giúp Việt
Nam đi theo con đường đó.
Sau nhiều năm cô lập về mặt kinh tế,
Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng sau năm 1986, khi bắt đầu mở cửa
với thế giới bên ngoài. Việt Nam đã đạt được một trong những tỷ lệ tăng
trưởng GDP cao của thế giới trong giai đoạn 1990 – 2010.
Việt Nam
tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, và từ đó đã ký
nhiều hiệp định thương mại quan trọng. Việt Nam đã từng là quốc gia xuất
khẩu gạo và cà phê lớn thứ 2 trên thế giới trong năm 2013. Năm ngoái,
Việt Nam là nước ASEAN xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ tính bằng giá trị USD,
vượt trên Malaysia và Thái Lan.
Nhưng đây chỉ là giai đoạn 1 của
quá trình phát triển, dựa rất nhiều vào xuất khẩu nguyên vật liệu, các
ngành công nghiệp dùng nhiều lao động và ít giá trị gia tăng. Việt Nam
hiện tại đang đối mặt với nguy cơ vướng vào bẫy thu nhập trung bình. Tỷ
lệ tăng trưởng GDP đã chậm lại khá đáng kể trong những năm gần đây.
Việt
Nam đang đứng cuối trong số các ứng cử viên gia nhập TPP về mặt phát
triển kinh tế, với GDP bình quân đầu người vào khoảng 1.910 USD, so với
khoảng 6.660 USD của Peru, một quốc gia xếp hạn áp chót.
TPP cung
cấp một lộ trình cho giai đoạn 2 của sự phát triển kinh tế và xã hội của
Việt Nam. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu vào tháng 2 năm
nay, trích dẫn hiệp định này và các thỏa thuận thương mại khác, “Các
hiệp định này đòi hỏi chúng ta phải cởi mở hơn. Do đó thị trường của
chúng ta cần phải trở nên năng động và hiệu quả hơn”.
Ví dụ, TPP
đồng nghĩa với một sự giảm thiểu đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng
may mặc của Việt Nam vào các thành viên TPP khác, điều này sẽ tăng
cường tính cạnh tranh của các sản phẩm đó so với những mặt hàng tương tự
từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Nhưng Quy tắc Xuất xứ của
TPP cũng đòi hỏi nguyên liệu sử dụng trong thành phẩm xuất khẩu cần phải
được sản xuất tại địa phương.
Quy định này sẽ buộc Việt Nam phải
phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và mở rộng cơ sở sản xuất của
mình – cùng lúc giúp Việt Nam bớt lệ thuộc vào Trung Quốc hơn, trong bối
cảnh Trung Quốc hiện đang cung cấp phần nhiều nguyên vật liệu dùng
trong ngành dệt may Việt Nam.
TPP cũng yêu cầu những thành viên của
mình chấp nhận công đoàn lao động tự do, quyền sở hữu trí tuệ và minh
bạch trong pháp luật, trong quy định và thực thi. Có lẽ điểm nổi bật
nhất đối với Việt Nam là kỳ vọng của các quốc gia TPP sẽ không có các
đối xử đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước, nếu không nó sẽ tạo ra
những biến dạng trong thương mại. Điều này có nghĩa là cần giảm thiểu
một cách đáng kể vai trò của các công ty thuộc loại này tại Việt Nam.
Hiện
nay ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đang áp đảo trong các
lĩnh vực chính của nền kinh tế - như ngân hàng thương mại, sản xuất năng
lượng và vận tải – sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, nạn tham nhũng
đầy rẫy.
Việc hạn chế ảnh hưởng của các doanh nghiệp này sẽ gây
nên các cuộc đối đầu trực diện với một số cán bộ cao cấp có quyền lợi
tài chính và bám chặt vào “ý thức hệ” để duy trì quyền lực gắn với lợi
ích. Một bộ phận không nhỏ trong thế lực ấy hiện nay vẫn cố trì kéo việc
chuyển đổi, nhằm đeo đuổi tình hình tồi tệ này, một phần cũng bởi vì bộ
máy hành chính hoạt động kém hiệu quả.
Điều này có nghĩa là hiện nay Việt Nam đang còn, tuy không nhiều, những trở ngại gia nhập TPP.
Chẳng
hạn như, nhà nước đã đồng ý cho phép công đoàn lao động độc lập tại xí
nghiệp. Chính phủ gần đây cũng nỗ lực tuân theo các quy chuẩn quốc tế về
nhân quyền mà trước đây họ vẫn lẩn tránh, trả tự do cho một vài nhà
hoạt động xã hội nổi bật và hạn chế bắt giữ những người bất đồng quan
điểm. Chính phủ cũng đang thực thi quyền sở hữu trí tuệ, với việc lực
lượng công an thực thi khám xét những cơ sở hoạt động vi phạm luật bản
quyền.
'Lực cản từ Trung Quốc'
Nếu
nói đến lực cản Việt Nam gia nhập TPP thì duy nhất chính là sự phá rối
từ phía Trung Quốc và những người hậu thuẫn cho mưu toan đó.
Bắc Kinh đang cố chống lại
chiến lược tái cân bằng của Washington đối với Châu Á – chính sách được
gọi là trọng tâm của Chính phủ Obama – bằng cách thúc đẩy khu vực thương
mại tự do của họ, quảng bá Giấc mơ Châu Á – Thái Bình Dương, mở ra một
ngân hàng đầu tư khu vực và rót hàng tỷ đô vào các dự án cơ sở hạ tầng
to lớn.
Trung Quốc cũng đang đặt rất nhiều áp lực lên các nhà lãnh
đạo Việt Nam để Việt Nam không gia nhập TPP, cũng như họ đã từng làm
trước khi Việt Nam ký Hiệp định WTO và hiệp định thương mại song phương
với Mỹ.
Một ví dụ nổi bật là khi các thông tin với độ tin cậy ngày
càng cao gần đây về chuyến đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
thăm Mỹ vào tháng 6 thì Bắc Kinh cũng bất ngờ mời Tổng Bí thư sang Trung
Quốc tham dự cuộc họp cấp cao trong tuần này.
Chính vì vậy, với nhiều lý do về kinh tế, chính trị và chiến lược, Việt Nam không thể không gia nhập TPP.
Nhưng
để làm được điều đó sẽ đòi hỏi nhiều thay đổi khó khăn về chuyển đổi cơ
cấu về nhiều mặt trong đố nội, và sự chống trả với sức ép từ phía Trung
Quốc đang ngày một dữ dội. Việt Nam cần, và xứng đáng nhận được tất cả
sự hỗ trợ có thể từ phía Mỹ. Phải có một nỗ lực phối hợp nhất quán để
đẩy lùi tham vọng bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu
vực.
Bản tiếng Anh của bài viết này đã đăng trên báo Mỹ New York Times hôm 6.4.2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét