15 thg 4, 2015

Ông Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh


                 Ông Nguyễn Ph Trng đi Bắc Kinh:Lập Li Gio điều X hội Ch ngha v Không gây nh hưởng g đến Sch Lược Trung Quốc ti Biển Đông - Carl Thayer
                               * Ngc Hân, Đài VOA Washington DC
 Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long tại Australia phát hành Tập San “40 Năm Nhìn Lại, với diễn giả chính là Giáo sư Carl Thayer, một học giả về Việt Nam và Đông Nam Á đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc.
  Vào Chủ Nhật 12.04.2015, Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long tại Sydney, Australia, phát hành Tập San “40 Năm Nhìn Lại kể từ ngày Quốc Hận 30.04.1975, với diễn giả chính là Giáo sư Carl Thayer, một học giả tên tuổi về Việt Nam và Đông Nam Á đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc.


Ts Huỳnh Long Vân, Ls Lưu Tường Quang Giáo sư Carl Thayer Ls Nguyễn Văn Thân và cựu Thẩm Phán Trương Minh Hoàng [Photo (c) Mã G Tường]
Kỹ sư Hồ Trọng Hiệp, Trưởng Ban Tổ Chức, giới thiệu tác phẩm và nói rằng đây là nỗ lực của Nhóm Nghiên Cứu với sự cộng tác của nhiều tác giả nhìn lại Việt Nam sau 40 năm từ nhiều góc cạnh chính trị, kinh tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và tiến trình định cư của người Việt tại Úc Châu. Gs Nguyễn Văn Chấn làm MC.          

Trong tư cách chuyên gia tên tuổi về các vấn đề Việt Nam và Đông Nam Á, Giáo sư Tiến sĩ Carl Thayer đã duyệt lại những thành công và thất bại của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về mặt chính trị kinh tế quốc nội và nỗ lực đa-phương-hoá trong sách lược đối ngoại, đặc biệt là giữa các nước lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên Âu và Liên Bang Nga.

Tiếp theo phần thuyết trình là cuộc hội luận dưới hình thức Vấn-Đáp, để cử tọa nêu câu hỏi với Giáo sư Carl Thayer cùng với sự góp ý của cựu Thẩm Phán Trương Minh Hoàng, Trưởng Nhóm Nghiên Cứu, Ts Huỳnh Long Vân, cựu Trưởng Nhóm, Ls Nguyễn Văn Thân và Ls Lưu Tường Quang trong vai trò phối hợp.

Sau đó, chúng tôi đã đặt một vài câu hỏi với Giáo sư Carl Thayer về kinh tế và chính trị Việt Nam trong 4 thập niên và chuyến đi Bắc Kinh của Ông Nguyễn Phú Trọng hồi tuần rồi [7-10.04.2015], trước khi ông đi Washington lần đầu tiên với tư cách Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam trong vài tháng sắp tới. 
                   
Ngọc Hân: Thưa Giáo sư Carl Thayer, nhìn lại 40 năm kể từ thời điểm 30.04.1975, một cách tổng quát, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thay đổi như thế nào về mặt kinh tế và chính trị?

Professor Carl Thayer: “Vào năm 1975-76, ít ai có thể nhìn thấy rằng một nước Việt Nam thống nhất có thể Đổi Mới và mở rộng, có lẽ do sự sụp đổ của Liên Xô hồi năm 1991 đã gia tốc sự thay đổi ấy. Về mặt đối ngoại, Việt Nam đã bình thường hóa với Trung Quốc, với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên Âu sau khi đã rời khỏi Cambodia và gia nhập ASEAN. Bởi vậy, Việt Nam đã thành công với tư cách Hội Viên Không Thường Trực tại Hội Đồng Bảo An, đã gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Về mặt kinh tế, Việt Nam đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Triển vọng kinh tế được coi là tốt. Các kinh tế gia nói rằng nhiều ngành kỹ nghệ được dời đến Việt Nam từ Trung Quốc và đầu tư tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng tương lai kinh tế mặc dầu có những khó khăn, nhưng có triển vọng tích cực”.

Ngọc Hân: Còn về mặt chính trị – cá biệt là tiến trình dân chủ và nhân quyền thì sao?

C.Thayer:Về mặt chính trị, có vài tiến bộ với Hiến Pháp 1992 đòi hỏi đại biểu quốc hội phải được bầu, nhưng tất nhiên sự lựa chọn hãy còn bị giới hạn – 3 ứng viên cho mỗi đơn vị. Quốc Hội đã có lúc chỉ trích chính phủ như việc khai thác bô-xít, hoặc khi vài đề nghị bổ nhiệm của thủ tướng không được chấp thuận, nhưng nói tổng quát, Quốc Hội hầu như không độc lập, với 90% đại biểu là đảng viên cộng sản. Hiến pháp 2013 cải tiến vài lãnh vực, nhưng bản chất vẫn là hệ thống độc đảng. Tôi nghĩ rằng báo chí, công an, tòa án, cơ quan giám sát đều không độc lập và bị đặt dưới sự kiểm soát của Đảng, Bởi vậy, chúng ta có một bối cảnh pha trộn – mixed picture – nhà nước tiếp tục bắt giữ lạm quyền, những ai chỉ trích chính phủ, những người tranh đấu cho dân chủ ôn hòa bất bạo động bị bắt giữ. Chúng ta nhìn thấy có thay đổi dần dần một ít về tự do báo chí, tôn giáo, giáo đường tại gia [house churches], nhưng cùng lúc, chúng ta thấy những bằng chứng ngược lại. Việt nam thành công nhiều hơn về mặt kinh tế và về mặt chính trị thì kết quả phức hợp và tôi có thể nói là Việt Nam có thể phải cải thiện nhiều hơn”.

Ngọc Hân: Đại Hội kỳ thứ 12 của Đảng Cộng Sản Việt Nam dự trù được tổ chức vào đầu năm 2016. Ông có thể tiên đoán những thay đổi gì trong Bộ Chính Trị, thưa Giáo sư Carl Thayer? 

C.Thayer: “ Đơn giản là họ có qui lệ hồi hưu vào tuổi 65, và khoảng 63% sẽ hồi hưu và đó là điều bình thường. Những ai dưới tuổi 65 tất nhiên sẽ có thể tiếp tục có mặt trong Bộ Chính Trị, nên điểm quan trọng là ai sẽ là thành viên mới và trong số các thành viên tiếp tục trong Bộ Chính Trị, ai sẽ được bầu vào ban lãnh đạo cao nhất. Họ có thể có ngoại lệ, ít nhất là trong một trường hợp, thì một người như đương kim Thủ Tướng [Nguyễn Tấn Dũng] có thể trở thành tổng bí thư. Ông ấy có thể đem lại cho nhiệm vụ Tổng Bí Thư nhiều kinh nghiệm đối ngoại, nhưng hãy còn quá sớm để có thể biết chắc chắn. Ban lãnh đạo hiện nay có giới hạn trong việc chọn lựa lãnh tụ. Đại hội Đảng lần trước, đại biểu tại Đại Hội có thể đề cử thêm thành viên để được bước chân vào Ủy Ban Trung Ương, nhưng bây giờ không ai có thể được đề cử một cách riêng rẻ tại đại hội mà phải được thông qua trước với ban lãnh đạo Ủy Ban Trung Ương sắp mãn nhiệm. Tuy nhiên, khuynh hướng là tiếp nối liên tục.
 “Việt Nam từ năm 1992, có chương trình thay đổi nhân sự, chọn lựa cẩn thận những người vào lớp tuổi 40, 50, 60 và lọc lừa họ qua tiến trình và nhóm lãnh tụ chóp bu phải đã phục vụ trọn một nhiệm kỳ 5 năm thành viên Bộ Chính Trị. Bởi vậy, người ta không thể mong đợi thay đổi tương tự như Ông Obama hay Clinton tại Mỹ vì việc này không xảy ra tại Việt Nam. Mặc dầu có nhiều phe phái tại Việt Nam, hệ thống cai trị vẫn duy trì được thế quân bình, tức là người thắng cuộc cũng phải nhân nhường cho người không thành công. Vì vậy đó cũng sẽ là một nhóm người theo cùng tư duy [the same mindset] lãnh đạo Việt Nam Tuy nhiên, đường hướng tổng quát là tiếp tục hội nhập tại khu vực về mặt kinh tế. Họ cần Hiệp Ước Hợp Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương TPP, họ cần các thỏa hiệp khu vực. Họ bị ‘nhập siêu’ nặng với Trung Quốc và họ cần tạo một vai trò đặc biệt cho Việt Nam, tiếp cận thị trường Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, và cải thiện sự cạnh tranh với Trung Quốc. Sau Đại Hội Đảng lần tới, kinh tế là lãnh vực chỉ đạo cho Bộ Chính Trị”. 

Ngọc Hân: Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến thăm viếng Trung Quốc, trước khi đến Hoa Kỳ. Ông đánh giá thế nào về kết quả chuyến công du này?

C.Thayer: “Theo ngôn từ cộng sản, Việt Nam phải duy trì sự độc lập, tự lực cánh sinh và đây không phải chỉ là khẩu hiệu mà là ý định thật sự để giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, mà không về phe với Hoa Kỳ. Việt Nam muốn đặt mình vào vị trí trung tâm giữa các đại cường và làm mỗi nước lớn  - Hoa Kỳ và Trung quốc - phải có nhuong bộ vì nếu không thì Việt Nam có thể đi với đối phương. Chuyến đi của Ông Nguyễn Phú Trọng tái lập quan hệ đã bị thụt lùi trầm trọng. Nhưng không có khai thông gì xảy ra, họ nhấn mạnh phần lớn vào ý thức hệ cộng sản, vai trò của Đảng trong chuyến thăm viếng nầy. Tuy nhiên họ cũng phải xử lý cuộc khủng hoảng Giàn Khoan HD 981 và trở lại vị trí trước khi có khủng hoảng giàn khoan này.

“Rồi chuyến đi Hoa Kỳ sẽ cho Ông Nguyễn Phú Trọng vài lực đẩy (leverage) tại Washington, vì Hoa Kỳ có thể thấy rằng Việt Nam chưa phân cách khỏi Trung Quốc, nên có thể thảo luận, trao đổi nhượng bộ. Và công tác tại Mỹ sẽ khó khăn vì Nguyễn Phú Trọng không có người đối nhiệm tại Mỹ. Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản sẽ gặp ai? Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp Tổng Thống Obama và những ai tháp tùng Ông Nguyễn Phú Trọng và các thỏa hiệp có thể ký kết sẽ là quan trọng. Tôi nghĩ có vài vấn đề khó khăn như TPP, Nhân Quyền, mua bán vũ khí sát thương… tất cả sẽ có kết quả phức hợp (mixed progress). Cũng nên nhớ rằng Thủ Tướng Nga cũng đến thăm viếng, cải thiện bang giao với Nhật Bản, Ấn Độ, đa-phương-hóa bang giao để cố gắng đạt được độc lập và tự lực cánh sinh… một cuộc đánh đu khó khăn, khi một trong số các nước lớn này - chẳng hạn như Trung Quốc muốn chơi trò áp đặt, nhưng Trung Quốc trong lúc này đã không còn theo đuổi sách lược mạnh bạo ấy”.

Ngọc Hân: Chuyến công du của Ông Nguyễn Phú Trọng có làm thay đổi gì đối với chính sách “tằm ăn dâu” / salami slicing của Trung Quốc tại Biển Đông hay không?

C.Thayer: “Câu trả lời của tôi là không. Chúng ta phải nhìn cuộc diện lớn. Trung Quốc đang theo đuổi công trình xây dựng lớn về mặt quân sự. Trung Quốc xây dựng lực lượng tuần duyên, hải giám mạnh mẽ mà không nước nào tại Đông Nam Á có thể so sánh được. Trung Quốc thiết lập đội ngũ tàu đánh cá hùng mạnh như là lực lượng bán quân sự, các giàn khoan khổng lồ - HD 981 chỉ là một giàn khoan đầu tiên và còn nhiều giàn khoan tương tự như vậy nữa. Vì vậy xuyên suốt mọi lãnh vực, Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh đồng tiền để khống chế Biển Đông. Tất cả những khuynh hướng mà tôi vừa trình bày - tàu chiến, tàu tuần duyên, giàn khoan, khai thác ngư nghiệp thương mại - không có nghĩa gì, nếu không nhằm yểm trợ hoạt động của các ngành dịch vụ của Trung Quốc, đẩy mạnh thế đứng của Trung Quốc về phía Nam – tất cả những việc khác đều là chiến thuật”.

Ngọc Hân: Xin cảm ơn Giáo sư Carl Thayer. Vừa rồi là cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Giáo sư Tiến Sĩ Carl Thayer. 

* Ngọc Hân tường trình Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA từ Sydney Australia.                         
 (Nguồn: Chương trình VOA lúc10 giờ tối Thứ Hai 13.04.2015)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét