Các đại biểu tham dự lễ ký kết khai trương Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở (AIIB) tại Bắc Kinh hôm 29/6/2015.
Một giới chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc đang bày tỏ quan ngại về
việc liệu các dự án phát triển được Trung Quốc hỗ trợ ở nước ngoài có đủ
đảm bảo về nhân quyền hay không.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ UNHCR đang điều tra liên hệ giữa việc tài trợ dự án và những bảo vệ nhân quyền vào lúc Trung Quốc đã thành công trong việc thành lập hai ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở và Ngân hàng Phát triển mới của khối BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Các cuộc điều tra của UNHCR cho thấy các công ty và các cở sở tài trợ của Trung Quốc không mấy quan tâm đến những vụ vi phạm nhân quyền xoay quanh các dự án được sự cổ súy và tài trợ của họ ở khắp các quốc gia khác nhau, kể cả một vài dự án ở châu Phi.
Điều này gây quan ngại cho LHQ bởi vì các cơ sở và công ty Trung Quốc đang tài trợ thêm cho các dự án toàn cầu nhiều hơn là Ngân hàng Thế giới, theo nhận định của ông Bohoslavsky.
Là một chuyên gia độc lập về tài chính và nhân quyền của LHQ, ông Bohoslavsky nói tại một cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh rằng các công ty và cơ sở của Trung Quốc cũng “khó lại gần hay không đáp lại những quan ngại nêu ra”.
Các dự án được Trung Quốc tài trợ thường vấp phải sự phản đối của dân chúng địa phương tại nhiều nước, kể cả Sri Lanka, Myanmar và Kenya. UNHCR khuyến cáo Trung Quốc chớ nên làm lơ trước những sự phản đối như thế và mở một cuộc đối thoại với người biểu tình. Ông cảnh báo: “Việc thiếu một cuộc đối thoại cởi mở và cảm thông với những người phản đối các dự án phát triển nhiều khi có thể là mầm mống gây rắc rối lớn hơn, làm gia tăng căng thẳng xã hội và nảy sinh xung đột thêm”. Ngoài ra, họ đã góp phần ở nhiều nước gây ra những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng, kể cả những vụ tống xuất, giam giữ tùy tiện và vi phạm quyền sống, theo nhận định của cơ quan LHQ này.
Nói về 2 ngân hàng phát triển đa phương có trụ sở ở Trung Quốc là AIIB và BRICS, ông Juan nói họ phải thận trọng chớ mắc phải những lỗi lầm như các ngân hàng phát triển khác. UNHCR mới đây đã chỉ trích các tiêu chuẩn về nhân quyền trong các dự án được Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Các dự án được sự tài trợ của nhiều cơ sở quốc gia và quốc tế như các ngân hàng xuất nhập khẩu thường bị chỉ trích là làm lơ trước việc sử dụng lao động nô lệ và trả lương quá thấp trong các dự án do các cơ sở này tài trợ. Một số dự án ở Dubai mới đây đã bị lên án là sử dụng lao động ràng buộc.
Có các dấu hiệu cho thấy ngân hàng AIIB vừa thành lập chưa đưa ra những đảm bảo để bảo vệ nhân quyền, mặc dầu 57 quốc gia trong đó có Đức, Pháp, và Anh quốc đã tham gia trong tư cách thành viên sáng lập.
Ông Gunnar Theissen, giới chức về nhân quyền tại UNHCR nói với đài VOA: “Chúng tôi chưa thấy tài liệu nào về những biện pháp bảo vệ được AIIB soạn thảo”.
Cơ quan này của LHQ cũng lo ngại về thể thức hai ngân hàng đa phương mới có trụ sở ở Trung Quốc sẽ đối xử với các nước vay tiền khi họ không trả được các khoản nợ. Cơ quan này nói: “Họ phải thảo ra một giải pháp về việc trả nợ mà không kèm theo các điều kiện bất thường”.
“Các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và những hướng dẫn đặc biệt sẽ cần đến khi Trung Quốc cung cấp việc tài trợ cho các dự án ở các nước có rủi ro cao, đang trải qua những vụ xung đột có vũ trang trong nước, các cơ chế quản trị yếu kém, hay thiếu sự thực thi hữu hiệu luật quốc tế và quốc gia của giới hữu trách sở tại”. Ông Bohoslavsky nói và thêm rằng cần phải cải thiện.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ UNHCR đang điều tra liên hệ giữa việc tài trợ dự án và những bảo vệ nhân quyền vào lúc Trung Quốc đã thành công trong việc thành lập hai ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở và Ngân hàng Phát triển mới của khối BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Các cuộc điều tra của UNHCR cho thấy các công ty và các cở sở tài trợ của Trung Quốc không mấy quan tâm đến những vụ vi phạm nhân quyền xoay quanh các dự án được sự cổ súy và tài trợ của họ ở khắp các quốc gia khác nhau, kể cả một vài dự án ở châu Phi.
Điều này gây quan ngại cho LHQ bởi vì các cơ sở và công ty Trung Quốc đang tài trợ thêm cho các dự án toàn cầu nhiều hơn là Ngân hàng Thế giới, theo nhận định của ông Bohoslavsky.
Là một chuyên gia độc lập về tài chính và nhân quyền của LHQ, ông Bohoslavsky nói tại một cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh rằng các công ty và cơ sở của Trung Quốc cũng “khó lại gần hay không đáp lại những quan ngại nêu ra”.
Các dự án được Trung Quốc tài trợ thường vấp phải sự phản đối của dân chúng địa phương tại nhiều nước, kể cả Sri Lanka, Myanmar và Kenya. UNHCR khuyến cáo Trung Quốc chớ nên làm lơ trước những sự phản đối như thế và mở một cuộc đối thoại với người biểu tình. Ông cảnh báo: “Việc thiếu một cuộc đối thoại cởi mở và cảm thông với những người phản đối các dự án phát triển nhiều khi có thể là mầm mống gây rắc rối lớn hơn, làm gia tăng căng thẳng xã hội và nảy sinh xung đột thêm”. Ngoài ra, họ đã góp phần ở nhiều nước gây ra những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng, kể cả những vụ tống xuất, giam giữ tùy tiện và vi phạm quyền sống, theo nhận định của cơ quan LHQ này.
Nói về 2 ngân hàng phát triển đa phương có trụ sở ở Trung Quốc là AIIB và BRICS, ông Juan nói họ phải thận trọng chớ mắc phải những lỗi lầm như các ngân hàng phát triển khác. UNHCR mới đây đã chỉ trích các tiêu chuẩn về nhân quyền trong các dự án được Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Các dự án được sự tài trợ của nhiều cơ sở quốc gia và quốc tế như các ngân hàng xuất nhập khẩu thường bị chỉ trích là làm lơ trước việc sử dụng lao động nô lệ và trả lương quá thấp trong các dự án do các cơ sở này tài trợ. Một số dự án ở Dubai mới đây đã bị lên án là sử dụng lao động ràng buộc.
Có các dấu hiệu cho thấy ngân hàng AIIB vừa thành lập chưa đưa ra những đảm bảo để bảo vệ nhân quyền, mặc dầu 57 quốc gia trong đó có Đức, Pháp, và Anh quốc đã tham gia trong tư cách thành viên sáng lập.
Ông Gunnar Theissen, giới chức về nhân quyền tại UNHCR nói với đài VOA: “Chúng tôi chưa thấy tài liệu nào về những biện pháp bảo vệ được AIIB soạn thảo”.
Cơ quan này của LHQ cũng lo ngại về thể thức hai ngân hàng đa phương mới có trụ sở ở Trung Quốc sẽ đối xử với các nước vay tiền khi họ không trả được các khoản nợ. Cơ quan này nói: “Họ phải thảo ra một giải pháp về việc trả nợ mà không kèm theo các điều kiện bất thường”.
“Các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và những hướng dẫn đặc biệt sẽ cần đến khi Trung Quốc cung cấp việc tài trợ cho các dự án ở các nước có rủi ro cao, đang trải qua những vụ xung đột có vũ trang trong nước, các cơ chế quản trị yếu kém, hay thiếu sự thực thi hữu hiệu luật quốc tế và quốc gia của giới hữu trách sở tại”. Ông Bohoslavsky nói và thêm rằng cần phải cải thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét