Tổng thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc hôm 7/7/2015.
10.07.2015
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang gặp phải sự chỉ trích từ cả hai
đảng về cuộc gặp với Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng do thành tích nhân quyền tệ hại và hệ thống độc đảng “độc tài” của
Việt Nam. Truyền thông Hoa Kỳ cho biết tin này hôm 8/7.
Bà Sanchez là một trong nhiều nhà lập pháp muốn chính phủ Hoa Kỳ đòi
hỏi Việt Nam phải cải thiện thành tích nhân quyền trước khi trở thành
đối tác kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn
ra tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Ba tuần này. Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng
không nắm giữ một chức vụ chính thức nào trong chính phủ, nhưng ông được
xem là một lãnh đạo trên thực tế của đất nước do Đảng Cộng Sản độc
quyền kiểm soát.
Cuộc hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ hiệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ.
Sau buổi hội kiến, Tổng thống Obama cho biết ông và ông Nguyễn Phú
Trọng “đã thảo luận thẳng thắn một số những khác biệt xung quanh vấn đề
nhân quyền”.
Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết cả hai đã trao đổi về
những vướng mắc, trong đó có vấn đề nhân quyền, “trên tinh thần thẳng
thắn và xây dựng”.
Trong thời gian diễn ra buổi hội kiến, rất nhiều người Mỹ gốc Việt
ủng hộ cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam đã biểu tình bên ngoài Tòa
Bạch Ốc. Linh mục Đinh Xuân Long, một trong những người tham gia biểu
tình, nói với Đài VOA rằng Đảng Cộng Sản đã nhiều lần thất hứa về việc
cải thiện nhân quyền.
Tôi thật thất vọng vì chính quyền đã
chọn tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng. Là một người cổ võ cho nhân quyền
tại Việt Nam, tôi không thể làm ngơ tình trạng ảm đạm về tự do báo chí
và tự do ngôn luận.
“Trong quá khứ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhiều lần hứa nhưng chưa
bao giờ thực hiện cả. Chẳng hạn như trước khi vào WTO (Tổ chức Thương
mại Thế giới), họ đã hứa sẽ cải thiện nhân quyền nhưng sau đó họ vẫn
tiếp tục bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến cũng như những người đấu
tranh cho nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sau đó khi trở thành
ủy viên thường trực của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, họ hứa sẽ cải
thiện nhân quyền nhưng thực sự họ chẳng cải thiện chút nào cả”.
Ông nói ông và cộng đồng người Việt tại Mỹ “yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ
cần phải áp lực rõ ràng và mạnh mẽ hơn nữa, yêu cầu chế độ Cộng Sản Việt
Nam phải thành thật, cải thiện nhân quyền, thể hiện rõ ràng trong vấn
đề quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt khi Việt Nam vào TPP
(Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương)”.
Tờ Washington Post nhận định Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
là một thỏa thuận tiềm năng tốt cho kinh tế Mỹ vì nó cắt giảm thuế quan.
Hiện thuế quan của Việt Nam đối với hàng hóa của Mỹ cao hơn mức thuế
của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam. Thỏa thuận này cũng sẽ buộc Việt Nam
phải cam kết tôn trọng quyền lợi của người lao động và thêm vào cơ sở
pháp lý cả về vấn đề ngoại giao nhân quyền và những đòi hỏi cho các nhà
hoạt động Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam đã có cam kết về các nguyên tắc nhân quyền phổ quát,
các nhà lập pháp Hoa Kỳ cho biết Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện
của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) đã xác nhận là Việt Nam vẫn tiếp tục bắt
giữ có hệ thống và giam giữ các nhà hoạt động chính trị và xã hội, vi
phạm các nghĩa vụ rõ ràng của mình theo tiêu chuẩn quốc tế”.
Vì lý do này, các thành viên của cả hai đảng của Quốc hội Hoa Kỳ cho
rằng điều quan trọng là Hoa Kỳ phải gửi thông điệp tới Việt Nam về những
hành vi vi phạm của họ.
Một ngày trước khi diễn ra buổi hội kiến giữa Tổng thống Obama và ông
Nguyễn Phú Trọng, 9 vị dân biểu Mỹ đã cùng ký vào một bức thư gửi cho
ông Obama. Trong thư, các nhà lập pháp nói “hệ thống độc đảng độc tài”
chính là “nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt
Nam”, đồng thời đưa ra danh sách 9 tù nhân chính trị hiện đang bị giam
giữ và yêu cầu Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức.
Cuộc hội kiến giữa Tổng thống Obama với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
được đánh giá là một sự kiện mang đầy tính biểu tượng cho hai nước vốn
là cựu thù chiến tranh. Mối quan hệ Việt – Mỹ trong những năm gần đây đã
phát triển đáng kể, một phần vì sự quyết liệt trong các hành động nhằm
khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết khu vực Biển
Đông, nơi Việt Nam và một số quốc gia lân cận cũng có tuyên bố chủ
quyền. Đây cũng là khu vực mà Hoa Kỳ hiện đang có một số lợi ích về hàng
hải, thương mại và an ninh.
Theo tờ Washington Post, hai yếu tố kinh tế và địa chính trị đã khiến
cho mối quan hệ hai nước nâng lên một cấp độ và TPP là một điều kiện.
Tờ báo này viết rằng chính quyền Obama và những người kế nhiệm nên sử
dụng mối quan hệ gần gũi hơn này như là công cụ để mang lại tự do hơn cả
về chính trị lẫn kinh tế cho châu Á. Mặc dù Việt Nam đã phóng thích 50
trong số 160 tù nhân lương tâm trong năm 2014, nhưng đây không phải là
một thay đổi nền tảng ở Hà Nội, tờ báo nhận định, mà chỉ là một nỗ lực
nhằm xoa dịu những chỉ trích của Hoa Kỳ về việc cho phép Hà Nội tham gia
vào TPP.
Nguồn: AP, The Hill, Fox News, Washington Post.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét