Vụ án Bình Phước: 'Tin dồn dập, hoang mang'
Bộ Công an Việt Nam cảnh báo về lượng thông tin "quá nhiều, dồn dập và nhiều nội dung suy diễn" trong vụ án mạng ở Bình Phước.
Văn
phòng Bộ Công an đã có công văn gửi Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước về
việc "chủ động phát ngôn và cung cấp thông tin" cho báo chí về vụ án
mạng xảy ra ngày 07/7/2015 tại Bình Phước, trang
web bộ này cho biết vào này 09/07.
"Báo
chí, đặc biệt là các báo điện tử và trang mạng xã hội đã thông tin quá
nhiều, quá dồn dập về vụ án, trong đó có nhiều nội dung thông tin suy
diễn chủ quan, gây hoang mang trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến công
tác điều tra của cơ quan Công an," bản tin cho hay.
Một số báo in
và báo điển tử trong nước gọi vụ giết người này là "thảm sát" và đăng
hình Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang xuống hiện trường vụ án để chia
buồn với gia đình nạn nhân và trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ án mạng mà
cho tới nay "chưa rõ nguyên nhân".
"Vụ án có tính chất đặc biệt
nghiêm trọng. Qua điều tra ban đầu cho thấy, hung thủ gây án đã có sự
chuẩn bị rất kỹ, hành vi man rợ. Yêu cầu đặt ra là phải khẩn trương điều
tra bằng mọi biện pháp để sớm tìm ra hung thủ", Bộ trưởng Quang được
truyền thông trong nước dẫn lời.
Vào ngày 10/07 Bộ Công an Việt Nam mở "
đường dây nóng" tiếp nhận thông tin về vụ án mạng tại Bình Phước kêu
gọi người dân phát hiện dấu hiệu nghi vấn báo cho cơ quan Công an gần
nhất, công an tỉnh Bình Phước hoặc có thể gọi điện trực tiếp cho Đại tá
Trần Thắng Phúc, Giám đốc Công an tỉnh
'Khai thác nỗi đau'
Trong khi đó một thứ trưởng từ Bộ Truyền thông và Thông tin Việt Nam nói về "
lượng thông tin khổng lồ" của các tờ báo về vụ án mạng xảy ra vào tuần này với 6 người trong một gia đình bị giết hại dã man.
Thứ
trưởng Trương Minh Tuấn nói: "Khổng lồ ở đây là mật độ dày đặc trên các
báo, nhất là báo điện tử và mạng xã hội. Thực tế đó chỉ là những thông
tin được nhào nặn để kích thích sự tò mò. Thật không nên và không thể
chấp nhận được!
"Vụ án mạng xảy ra ở Bình Phước là nỗi đau của gia
đình nạn nhân, nỗi đau của xã hội, đó là tội ác tày trời khiến dư luận
bàng hoàng đau xót.
"Tại sao báo chí, nhất là các báo điện tử và
mạng xã hội lại đi khai thác từng chi tiết để thoả mãn trí tò mò của độc
giả, câu khách?
"Tôi khẳng định đó là những thông tin không chính
thống, gây hỗn loạn thông tin, hoang mang dư luận và mang tính chất lá
cải," ông Tuấn nói trong phỏng vấn với báo điện tử của bộ này.
Trong
động thái siết chặt lại lượng thông tin được mô tả là "gây nhiễu", ông
Tuấn cho biết thêm rằng kể từ ngày 09/07 Bộ Thông tin và Truyền thông
"sẽ theo dõi chặt chẽ thông tin và xử lý nghiêm khắc đối với những cơ
quan báo chí vi phạm trong vụ việc này."
Một trong những điểm
chính trong công văn của Văn phòng Bộ Công an gửi Giám đốc Công an Tỉnh
Bình Phước nhấn mạnh về điều được gọi là "Xử lý thông tin tuyên truyền
của các báo và phóng viên đưa tin không chính xác về vụ án đang điều
tra".
Thông tin trên báo chí và mạng xã hội về vụ án giết người
tại gia đình doanh nhân Lê Văn Mỹ tại tỉnh Bình Phước và vụ sập tượng
Phật 'cao nhất miền Bắc' ở tỉnh Thái Bình dường như lấn át về lượng so
với các bản tin trong nước liên quan tới chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào tuần này.
Nhiều báo điện tử tại Việt Nam dựa vào nguồn thu từ quảng cáo theo đó doanh thu tỉ lệ thuận với lượng độc giả truy cập.
Giới
chức quản lý truyền thông Việt Nam từng cảnh báo về thực trạng đưa tin
lá cải để "câu view" nhằm hút độc giả để tăng doanh thu.
Tuy nhiên Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son từng khẳng định "
Việt Nam không có báo lá cải" tuy cần ngăn chặn, chấm dứt điều ông gọi là "khuynh hướng báo lá cải" ra khỏi đời sống xã hội, đời sống của nền báo chí.
Nguồn BBC, Dân Trí....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét