TĂNG ĐOÀN GíÁO HỘI PHẬT GIÁO VIÊT NAM THỐNG NHẤT
TỜ
TRÌNH
V/V Các cấp
chính quyền Huyện Xuyên Mộc,xã Bàu Lâm cưỡng chế trấn áp không cho xây dựng Tịnh
Thất Đạt Quang
Hòa Thượng Thích Viên Định Viện Trưởng HĐĐH Tăng Đoàn
GHPGVNTN.
Đồng kính gởi :Chư Tôn Đức Tăng Ni Phật Tử, các hãng thông
tấn báo chí trong và ngoài nước
Kính bạch Quý
Ngài ! Kính thưa quý vị!
Sáng nay vào 9h
ngày 19 tháng 6 năm 2015 Chư Tăng và Phật tử cũng như thợ mộc đang tiến
hành làm lễ để xây dựng căn nhà rường bằng gỗ tại Tịnh Thất Đạt Quang thì lực
lượng chính quyền các cấp gồm khoảng 100
người: nhân viên an ninh của tỉnh, chính
quyền huyện Xuyên Mộc. Chủ Tịch Mặt Trận huyện, đầy đủ các ban ngành của UBND
xã Bàu Lâm vào Tịnh Thất Đạt Quang cưỡng chế không cho thợ mộc và quý phật tử dựng
nhà với lý do là không có phép xây dựng .
Con là người được
thừa kế và chủ quyền của Tịnh Thất Đạt
Quang yêu cầu mời họ đến làm việc vì công thợ phải trả không thể dừng được
nhưng quý nhân viên an ninh không chịu. Con hỏi lý do vì sao quý vị cưỡng chế
không cho xây dựng họ trả lời không có giấy phép. Con trả lời với họ rằng ngay
từ lúc ban đầu tôi đem bản di chúc của Cố Thượng Tọa ra xin xác nhận quý vị đã
không xác nhận và không thừa nhận quyền thừa kế của tôi thì làm gì tôi xin phép
mà quý vị cấp giấy phép cho tôi xây dựng .
Trong nhiều lần làm việc với các vị có thẩm quyền
trong tỉnh, huyện luôn vận động con tham gia sinh hoạt với Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam thì sẽ được dễ dãi không khó khăn. Qua sự trấn áp cưỡng chế chở cây
gỗ về trụ sở UBND xã Bàu Lâm cho thấy rằng bất chấp luật lệ, bất chấp đạo lý
ngang nhiên trắng trợn cưỡng chế phi pháp sự xây dựng cơ sở hạ tầng đời sống của
tăng tín đồ trong hoàn cảnh sống hết sức cơ cực của chư Tăng điệu chúng trong Tịnh
Thất . Không có phòng ốc nhà cửa gì cả nằm lăn lóc tạm thời trên chánh điện
ngoài gốc cây lúc trời nắng hạn nhiệt độ lên cao thiếu thốn trăm điều . Con dẫn
nhân viên an ninh của tỉnh đi xem từng nơi ở của những người sống trong chùa để
đánh động lương tâm coi xem xét lại việc làm của chính quyền đúng hay sai có
lương tâm đạo đức không .
Trước khi tiến hành dựng lại cũng vô cùng đắn đo suy
nghĩ từ nhiều ngày tháng. Thứ nhất vì cây gỗ người ta mua về để lăn lóc qua
lâu từ Năm 2007. Thứ 2 chùa quá chật hẹp nóng nảy thiếu thốn trăm bề vì nơi đây
vùng sâu xa gần trại giam Xuyên Mộc .
Kể từ lúc con tham gia với Tăng Đoàn GHPGVNTN thì luôn
bị sách nhiễu trấn áp như vào năm 2014 Chiếm cổng Chùa Phước Bửu dựng cổng văn hóa ấp
Thạnh Sơn 1A, tập thể chư Tăng Và Phật tử khiếu nại lên Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho
đến nay đã hơn 6 tháng vẫn không một lần
phúc đáp đơn khiếu nại việc chiếm cổng chùa, lấy đi máy chụp hình .
Ngôi
nhà gỗ này dự định dựng vào ngày 18 tháng 7 năm
Giáp Ngọ (2014) trên đường vận chuyển vào tịnh thất Đạt Quang đã 1 lần
bị đem về hạt Kiểm lâm Xuyên mộc nay lại bị cưỡng chế tiếp đem về UBND
xã Bàu
Lâm. Việc xây dựng căn nhà gỗ xưa không ai dùng đến, vì dân chúng mua nhà
cổ này
từ Quảng Trị vào từ năm 2007 bỏ lăn lóc nhiều nơi gom lại phục chế thì
có tác
hại gì đâu mà liên tục trấn áp gây khó khăn đủ điều như vậy.
Thông qua việc trấn áp liên tục như vậy không ngoài mục
đích là lôi kéo vào trong những tổ chức được Đảng và Nhà nước dựng lên để làm
công cụ cho bộ máy tuyên truyền những điều sai trái mà không suy nghĩ gì tới lợi ích Quốc gia dân
tộc .
Ngày nay, sau 40 năm đất nước thống nhất tình
hình đất nước đến chỗ lâm nguy, sơn hà nguy biến Trung Cộng xâm chiếm biển đảo
lừa gạt tung hoành khắp nơi trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Tình hình đất nước
tụt hậu so với các nước xung quanh đạo đức suy đồi nhân tâm ly tán. Văn hóa xuống cấp trầm trọng, tài nguyên đất
nước khai thác bừa bãi, quốc khố trống rỗng vì quan chức tìm cách tham nhũng vơ
vét của cải, chiếm dụng đất công thành đất
tư rồi bán chuyển ra nước ngoài. Nhiều bộ phận thành phần trong xã hội đạo
đức yếu kém làm giàu bất chính.
Xin hỏi nhà nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cái nhà gỗ mà xã hội chê không dùng, không ai mua vì nhỏ
bé cổ xưa không phù hợp với thời hiện đại thì có tội tình chi mà đày đọa căn
nhà gỗ này và chủ nhân như thế ?????
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét