26 thg 6, 2015

Phúc trình thường niên về nhân quyền của Mỹ có gì?

Các biến cố như thế khiến cho năm 2014 trở thành một năm gay go cho nhân quyền, theo nhận định của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, là người công bố bản phúc trình.
Các biến cố như thế khiến cho năm 2014 trở thành một năm gay go cho nhân quyền, theo nhận định của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, là người công bố bản phúc trình.

Phúc trình năm 2014 của chính phủ Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền nêu bật các nhóm khủng bố, xung đột gia tăng, và tham nhũng cùng quản trị yếu kém là những vấn đề then chốt trên khắp thế giới. Nhưng phúc trình cũng viện dẫn một vài tiến bộ.
Sự trỗi dậy của các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo, những vụ đàn áp của các chính phủ nhắm vào giới bất đồng tại các nước như Ai Cập, và một sự gia tăng xung đột như ở miền đông Ukraine.
Các biến cố như thế khiến cho năm 2014 trở thành một năm gay go cho nhân quyền, theo nhận định của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, là người công bố bản phúc trình.
Ông nói: “Thông điệp chính của bản phúc trình này là các nước đạt được thành tích tốt nhất khi công dân được hưởng đầy đủ các quyền và tự do mà họ phải được hưởng.”
Tại Trung Đông, bản phúc trình quy trách Nhà nước Hồi giáo và các nhóm cực đoan khác đã gây ra những tội ác tày trời, các vụ khủng hoảng nhân đạo và sự thất tán của hàng triệu người ở Syria và Iraq.
Tại châu Phi, chính phủ tham nhũng và quản trị kém bị cho là đã tạo ra đất dụng võ cho những nhóm như Boko Haram và al-Shabab.
Ngoại trưởng John Kerry nói tiếp: “Khi lòng tin đối với chính phủ bị mất đi, các lực lượng xấu hơn luôn tìm cách lấp đầy khoảng trống.”
Tại châu Âu, Nga bị viện dẫn là đã siết chặt gọng kềm đối với truyền thông cởi mở, xã hội dân sự và những tiếng nói bất đồng.
Tại châu Á, Trung Quốc và Thái Lan bị cáo buộc là bóp nghẹt các quyền tự do dân sự.
Tại châu Mỹ Latinh, Venezuela bị viện dẫn là sách nhiễu và bắt giữ nhưng người chỉ trích chính phủ.
Các chính phủ khác như Iran, Eritrea, Ethiopiea và Ả Rập Xê-út bị tố cáo là nhắm mục tiêu vào các ký giả, bloggers và những người chỉ trích bất bạo động.
Vai trò của xã hội dân sự
Các giới chức Hoa Kỳ nói mặc dầu sự thụt lùi đối với các xã hội dân sự tìm cách thay đổi là điều đáng lo ngại, nó cũng là dấu hiệu của tiến bộ.
Trợ lý ngoại trưởng Tom Malinowski có nhận xét: “Đó là điềm xấu đối với nhiều chính phủ độc tài, và điều đó có thể rất đáng buồn. Chúng ta phải tự nhắc nhở là một lý do các chính phủ như Nga, Trung Quốc, như Azerbaijan, như Ethiopia vân vân đang đi giật lùi là bởi vì hình thức hoạt động này cực kỳ hữu hiệu và đã thúc đẩy thế giới hướng tới sự tôn trọng hơn dành cho các quyền tự do dân chủ.”
Ngoại trưởng Kerry thừa nhận Hoa Kỳ có các vấn đề về bất đồng chủng tộc và bất ổn trong năm vừa qua.
Đó là một bản phúc trình có trọng lượng, theo nhận định của bà Sarah Margon của tổ chức Human Rights Watch.
Bà nói bởi vì đây là một bản đánh giá trung thực, cho nên thực sự cũng là một thước đo rất tốt, một công cụ đo lường để những tác nhân bên ngoài và thậm chí các giới chức chính phủ xem xét các biện pháp chính sách của mình và gánh vác trách nhiệm.
Ông Kerry tỏ ý hy vọng rằng một số khu vực có vấn đề sẽ được thúc đẩy tạo ra những thay đổi dẫn tới tình trạng nhân quyền tốt đẹp hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét