19 thg 6, 2015

'Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam'

Dân biểu Chris Smith, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại và là Chủ tịch của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu.

Dân biểu Chris Smith, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại và là Chủ tịch của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu.


Một vị dân biểu có nhiều ảnh hưởng ở Hạ viện Mỹ cho rằng “Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam”, giữa lúc Washington tiếp tục cuộc thương thuyết với Hà Nội về Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Dân biểu Chris Smith, một thành viên cấp cao của Uỷ ban Đối ngoại và là Chủ tịch của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu, nhận định như vậy hôm thứ tư tại cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam. Linh Đan của Ban Việt ngữ VOA tường thuật.

Trọng tâm của buổi điều trần hôm thứ tư là tình hình nhân quyền Việt Nam và TPP – Hiệp định hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam đang đàm phán với Mỹ. Theo nhận định của Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu của Hạ Viện Mỹ Chris Smith, cũng là người chủ tọa buổi điều trần, “chính phủ Việt Nam cần hợp tác an ninh và lợi ích kinh tế của Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam,” và Mỹ có sức ảnh hưởng để mang lại những sự thay đổi cụ thể ở Việt Nam. Ông Smith nói rằng “nếu các vấn đề nhân quyền không được nối kết một cách rõ rệt với các quyền lợi an ninh và kinh tế, chúng ta sẽ có mối rủi ro là các cuộc thảo luận về thương mại và quốc phòng tiến về phía trước, trong lúc tình trạng nhân quyền thụt lùi về phía sau”. Ông nói:

“Thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng theo cấp số nhân kể từ khi Việt Nam được bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ vào năm 2000. Nếu sự gia tăng này tiếp tục trong Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, thì người dân Mỹ phải ít nhất là chắc chắn rằng Việt Nam, hiện là nguồn nhập khẩu lớn thứ 15 của chúng ta, đang bảo vệ những quyền tự do cơ bản.”

Thương mại Mỹ-Việt đã tăng theo cấp số nhân kể từ khi Việt Nam được bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ vào năm 2000. Nếu sự gia tăng này tiếp tục trong Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, thì người dân Mỹ phải ít nhất chắc chắn rằng Việt Nam, hiện là nguồn nhập khẩu lớn thứ 15 của chúng ta, đang bảo vệ những quyền tự do cơ bản.”

Theo báo cáo năm 2015 của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ, “chính phủ Việt Nam tiếp tục khống chế các hoạt động tôn giáo thông qua luật lệ và sự giám sát hành chính, giới hạn nghiêm ngặt việc thực hành tôn giáo độc lập và đàn áp các cá nhân và tổ chức tôn giáo mà họ cho là ngăn cản quyền lực của họ”.

Những người ra điều trần tại Hạ Viện hôm thứ tư - gồm có người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do Việt Nam Nguyễn Văn Hải, nổi tiếng với tên gọi blogger Điếu Cày, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức Thuyền Nhân SOS, bà Đoàn Thị Hồng Anh, vợ của một nạn nhân bị tra tấn đến chết, và Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, đều mong những ý kiến của họ được chính phủ và người dân Mỹ xem xét để ra những quyết định đúng đắn và kêu gọi quốc hội Mỹ đưa vấn đề nhân quyền nhiều hơn vào cuộc đàm phán TPP.

Blogger Điếu Cày, một tù nhân lương tâm đã trải qua 6 năm rưỡi trong 11 nhà tù ở Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng ông đến đây với tư cách là một người làm chứng hơn là một người điều trần.

“Tôi cũng muốn đặt câu hỏi trong buổi điều trần này là ‘Các vị sẽ làm gì cho chúng tôi? Vì sau buổi điều trần này chúng tôi sẽ cố gắng làm cho họ hiểu rõ hoàn cảnh của chúng tôi ở trong nước và trong tù và họ sẽ biết cách làm thế nào để giúp cho tình hình tự do dân chủ ở Việt Nam cũng như là nhân quyền trong các nhà tù ở Việt Nam.”

Tôi muốn làm cho các vị dân biểu ở đây rõ rằng ở đây chúng ta không nhìn vào luật của Cộng sản mà chúng ta phải nhìn vào các văn bản dưới luật thực tế nó đã tước đoạt đi những quyền của người dân được ghi trong luật. Cho nên luật đưa ra chỉ là để bịp cộng đồng quốc tế thôi, chứ còn thực tế là họ làm như vậy.”

Kể từ khi được phóng thích năm ngoái và được đưa sang Mỹ, blogger Điếu Cày đã gặp gỡ đại diện của nhiều tổ chức quốc tế và tham gia nhiều buổi điều trần trong đó ông nhấn mạnh vào thông tư 37 của bộ Công An. Theo blogger Điếu Cày, những vấn đề về thông tư 37 của bộ CA đã được đưa vào cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ.

“Khi họ ban hành luật thi hành án hình sự, trong luật có 1 số điều khoản – ví dụ như điều 27, 28, 42 – các điều luật có liên quan đến chế độ giam giữ quyền tự do con người của tù nhân nhưng xong xong đó họ ban hành thông tư 37 của bộ Công An và chính bằng thông tư 37 này họ triển khai hàng loạt nhà tù ra các khu giam giữ của tù nhân an ninh ở trong các nhà tù hình sự và ở trong những khu này hình thức giam giữ và hình thức biệt giam tù nhân hoàn toàn không được nêu trong luật. Bởi vậy tôi muốn làm cho các vị dân biểu ở đây rõ rằng ở đây chúng ta không nhìn vào luật của Cộng sản mà chúng ta phải nhìn vào các văn bản dưới luật thực tế nó đã tước đoạt đi những quyền của người dân được ghi trong luật. Cho nên luật đưa ra chỉ là để bịp cộng đồng quốc tế thôi, chứ còn thực tế là họ làm như vậy.”

Theo ông Hải, Việt Nam có hàng chục ngàn văn bản dưới luật có nội dung trái luật.

Buổi điều trần này đã xem xét kỹ lưỡng những vụ vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn của chính phủ Việt Nam đối với các công dân, đặc biệt là những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Chủ tọa buổi điều trần - dân biểu Smith – cũng chính là tác giả Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam đã được Hạ Viện thông qua năm ngoái nhưng đang chờ sự xem xét của Thượng Viện.

Chúng tôi muốn cài vào thêm nữa, kể cả TPP, vì Việt Nam hứa là một đằng nhưng thực thi hay không là một việc khác. Chúng ta phải có những cơ chế để theo dõi để kiểm soát và chế tài nếu như Việt Nam không thi hành đúng như những lời cam kết của họ.

Những sự vi phạm này đã được chứng minh thêm bằng những lời điều trần của bà Đoàn Thị Hồng Anh, vợ của ông Nguyễn Thành Nam - một giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu đã bị công an tra tấn đến chết vào năm 2010. Bà Anh cho biết trong buổi điều trần là chính quyền Việt Nam đã tìm mọi cách ngăn cản bà nói ra sự thật về cái chết của chồng bà. Ông Nam là một trong những giáo dân bị công an địa phương bắt vì “tội gây rối trật tự và chống người thi hành công vụ.” Ông Nam là một thành viên của đội trợ tang Giáo Xứ Cồn Dầu và đã lên tiếng phản đối việc giải tỏa của chính quyền địa phương đối với phần đất của khu nghĩa trang này.

Ông Nguyễn Đình Thắng của tổ chức Cứu giúp Thuyền nhân, cùng với Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng của Giáo hội Tin lành Mennonite, kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam và lồng ghép các điều kiện nhân quyền vào việc đàm phán TPP.

“Chúng tôi đã thành công trong việc cài một vài điều khoản về nhân quyền vào trong TPA - ví dụ trong đó đòi hỏi các cuộc đàm phán về mậu dịch với các quốc gia khác từ nay trở đi là phải đặt vấn đề tự do tôn giáo như là một mục tiêu. Nhưng chưa đủ. Chúng tôi muốn cài vào thêm nữa, kể cả TPP, vì Việt Nam hứa là một đằng nhưng thực thi hay không là một việc khác. Chúng ta phải có những cơ chế để theo dõi để kiểm soát và chế tài nếu như Việt Nam không thi hành đúng như những lời cam kết của họ.”

Blogger Điếu Cày tán thành lời kêu gọi này.

“Chúng ta biết rằng quốc hội Hoa Kỳ rất có quyền lực trong những vấn đề tham gia các công ước quốc tế và những vấn đề về tự do tôn giáo cũng được kết hợp vào các đàm phán. Mỗi một quốc gia khi đàm phán về kinh tế đều có lợi ích kinh tế của họ nhưng những đại biểu Hoa Kỳ mà tôi đã tiếp xúc rất có tâm và có lòng. Tôi nghĩ họ sẽ đòi hỏi nhân quyền. Chừng nào mà những lợi ích kinh tế mà đem lại những đau khổ cho nhân quyền Việt Nam thì đó không phải là mong muốn của những người có lương tâm. Và tôi kêu gọi họ là vì kêu gọi lương tâm của họ.”

Theo các nhà quan sát, Tổng thống Barack Obama đang mong muốn hoàn tất TPP trong chuyến công du của ông tới châu Á Thái Bình Dương vào cuối năm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét