Nợ công của Việt Nam tăng lên hơn 2,36 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2014, theo số liệu vừa được Bộ Tài chính công bố.
Mức này tương ứng với 59,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cao hơn 5,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Hiện trần nợ công của Việt Nam được đặt ở mức 65%.
Báo
điện tử VietnamNet hôm 10/6 dẫn báo cáo từ Bộ Tài chính trong đó nhận
định rằng nợ công trong 4 năm qua "vẫn tăng nhanh chóng mặt," và phần
tăng lên chủ yếu là nguồn vay trong nước.
'Nguy cơ có thật'
Trả lời BBC ngày 10/6, kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng Việt Nam đang đối mặt với khó khăn từ nhiều mặt.
"Khi
nào kinh tế khu vực không có cải thiện đáng kể thì chính phủ vẫn phải
tiếp tục sử dụng đầu tư để bù đắp suy thoái kinh tế", ông nói.
"Nợ công là một con ngựa khó cưỡi, nhưng lại có thể chở người Việt ra khỏi tình trạng suy thoái mấy năm vừa rồi."
"Tôi nghĩ rất khó để chính phủ có thể giảm nợ công xuống, nếu kinh tế thế giới không có cải thiện đáng kể."
Ông
Bạt cho rằng việc Việt Nam không còn được hưởng các khoản vay ưu đãi
của quốc tế và phải tiếp cận vốn vay thương mại nước ngoài nhiều hơn
trong thời gian tới là một bất lợi lớn.
"Các chi phí dành cho các khoản vay nợ để đầu tư sẽ lớn hơn. Đi kiếm tiền ra để trả lãi sẽ là một gánh nặng thực sự", ông nói
"Tôi không biết là chính phủ sẽ dựa vào đâu để có thể đi qua gánh nặng hiện nay."
Ông cũng cảnh báo về việc tăng thu chỉ đủ để trả lãi nếu không giảm được nợ công.
"Đó
là một nguy cơ có thật. Không có cách giải quyết khác. Nếu không làm ra
tiền để trả nợ thì phải vay tiếp và càng ngày tỷ trọng đi vay để trả
lãi sẽ càng lớn lên."
Hãng tin Bloomberg hôm 10/6 dẫn lời ông
Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng nợ
công đang tăng lên "quá nhanh".
Ông Kiên cho biết nợ công có thể tăng lên mức 64% vào cuối năm 2015.
"Nợ
công đang tăng ở tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, trong thời điểm mà
nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất", ông nói trong cuộc phỏng vấn với
Bloomberg.
"Chúng tôi cần phải thận trọng hơn trong việc chi tiêu".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét