30 thg 6, 2015

Xô xát trên biên giới Việt-Campuchia

Hàng trăm người Việt và Campuchia ‘va chạm’ trên biên giới

Ảnh chụp tại hiện trường vụ 'xô xát' giữa người Việt và Campuchia ở biên giới hai nước hôm 28/6/2015.
Ảnh chụp tại hiện trường vụ 'xô xát' giữa người Việt và Campuchia ở biên giới hai nước hôm 28/6/2015.

Người dân Việt Nam và Campuchia mới lên tiếng cáo buộc lẫn nhau khiêu khích và tấn công bạo lực trong vụ xô xát trên biên giới, làm nhiều người bị thương.
Vụ việc xảy ra hôm 28/6 giữa gần 400 người trên vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam. Hơn 200 người Campuchia tới biên giới vì nghi ngờ chính quyền nước láng giềng lấn chiếm đất.

Các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và cả súng đứng đối diện với nhiều người Campuchia cầm quốc kỳ và trong số đó có nhiều sư sãi mặc áo cà sa.

Ông Thạch Ny, một nhà sư Khmer Krom chứng kiến vụ việc, cho VOA Việt Ngữ biết:
“Dân biểu Đảng Cứu Quốc đi coi biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Lúc đó mình đi khoảng 200 người tới cột mốc biên giới. Chưa tới biên giới mà bộ đội biên phòng, dân Việt Nam cầm những cây gậy, còn bộ đội thì cầm súng nhào vào đất Campuchia và ngăn chặn lại không cho dân biểu qua cái cột mốc giữa hai nước. Lúc đó, bên dân biểu, thanh niên và sư sãi Campuchia xô đẩy nhau với bộ đội biên phòng và dân Việt Nam để qua bên kia xem cột mốc, nhưng mà bộ đội biên phòng không cho qua. Mấy người dân của Việt Nam lấy cái gậy đập lại mấy thanh niên, mấy dân biểu và mấy nhà sư. Có đánh nhau và dân biểu, một nhà sư và vài thanh niên bị thương nặng. Bên Campuchia không có ai cầm gậy hay gì hết”.
Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu.
Nhà sư này cho biết thêm rằng đoàn của ông chưa đi tới cột mốc phân chia giữa hai nước thì đã bị tấn công.
Trong khi đó, ông Phan Văn On, Chủ tịch xã Bình Hòa Tây giáp với Campuchia, phản bác lời cáo buộc. Quan chức này nói rằng lực lượng của Việt Nam đã bị hành hung trước.
Ông nói với VOA Việt Ngữ:
“Vụ việc xảy ra ở địa điểm chỗ cột mốc 203. Đồn biên phòng kết hợp với chỗ dân quân tự vệ của xã ngăn chặn đoàn khoảng 250 chục người của Đảng Cứu Quốc Campuchia. Đảng Cứu quốc với một số người kêu là sư sãi xô đẩy anh em ra và lấn về phía biên giới của Việt Nam rồi người dân mới tràn ra. Bên mình có khoảng 100 người thôi. Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu”.
Ông On cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra vụ xô xát giữa hai bên như vậy và ông cũng bày tỏ lo ngại rằng tình hình có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát nếu Việt Nam và Campuchia không tìm được tiếng nói chung nhằm giải quyết tình hình.
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng đã chỉ trích Đảng Cứu Quốc đối lập “gây ra tình trạng bất an trên biên giới với Việt Nam”.
Nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và súng đứng đối diện với sư sãi và người Campuchia cầm quốc kỳ.Nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và súng đứng đối diện với sư sãi và người Campuchia cầm quốc kỳ.
Báo chí Campuchia dẫn lời các nguồn tin nói rằng có 10 người Campuchia và 8 người Việt bị thương trên một phần của đường biên giới kéo dài hơn 1.000 km với Việt Nam.
Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng kêu gọi “cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước".
Tình hình trên biên giới chung giữa hai quốc gia Đông Nam Á nóng lên thời gian qua sau khi phía Campuchia cáo buộc Việt Nam đã đào trái phép 8 ao sâu bên trong vùng lãnh thổ đông bắc thuộc tỉnh Ratanakiri.
Ngoài ra, Phnom Penh cũng tố cáo Hà Nội cho xây dựng một đồn quân sự tại khu vực biên giới chưa phân định nằm giữa tỉnh Kandal của Campuchia và tỉnh An Giang của Việt Nam.
Tin cho hay, Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi 3 công hàm phản đối tới Việt Nam trong tháng này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét